Đau dạ dày có nên ăn khoai lang là một trong những vấn đề liên quan đến dinh dưỡng nhận được không ít sự quan tâm. Khoai lang là loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, với hàm lượng dinh dưỡng và khoáng chất dồi dào. Thế nhưng, đối với những người đang “chung sống” với căn bệnh đau bao tử, liệu đây có phải một lựa chọn thích hợp cho thực đơn hay không?
Đau dạ dày có nên ăn khoai lang?
Đau dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay, nó có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Người bệnh rất dễ gặp phải tình trạng khó chịu ở dạ dày nếu như chế độ dinh dưỡng không đảm bảo sự lành mạnh và khoa học. Trong số rất nhiều câu hỏi xoay xung quanh chủ đề này, có không ít người bệnh thắc mắc liệu đau dạ dày có nên ăn khoai lang?
Khoai lang là một loại thực phẩm vô cùng quen thuộc với người Việt. Nó thường được sử dụng trong ăn kiêng giảm cân vì hàm lượng beta carotene thấp cũng như ít gây ra các vấn đề liên quan đến đường huyết. Thế nhưng, theo các chuyên gia dinh dưỡng, khoai lang không phải là lựa chọn thích hợp với những người bị đau bao tử, đặc biệt nếu bệnh nhân tiêu thụ vào lúc đói.
Nguyên nhân là vì trong khoai lang có chứa một hàm lượng lớn mannitol – loại đường hóa học thuộc nhóm poly. Loại đường này rất dễ lên men nếu môi trường bên trong dạ dày không ổn định, tạo ra khí gas và khiến bệnh nhân gặp phải vấn đề liên quan đến chướng bụng và khó tiêu.
Bên cạnh đó, khoai lang cũng chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp nhuận tràng. Nếu người bị đau dạ dày do rối loạn tiêu hóa ăn quá nhiều khoai lang có thế khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, kèm theo đó là một số triệu chứng khó chịu khác như táo bón và đầy hơi.
Vì những lý do nêu trên, chắc hẳn bạn đã biết đau dạ dày có nên ăn khoai lang không. Các bác sĩ không khuyến khích người bệnh dạ dày sử dụng khoai lang trong thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bệnh nhân không thể ăn loại thực phẩm này. Điều quan trọng nhất là người bệnh đau dạ dày cần biết cách tiêu thụ khoai lang hợp lý và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cách ăn khoai lang cho người đau dạ dày
Để tiêu thụ khoai lang đúng cách và không hại cho dạ dày, người bệnh cần chú ý một số các vấn đề dưới đây:
Chế biến khoai lang
Đối với người bị đau dạ dày, khoai lang nên được chế biến theo cách đơn giản nhất là hấp cách thủy hoặc luộc. Cách chế biến này không làm các dinh dưỡng trong khoai lang bị biến chất, đồng thời giúp hạn chế dầu mỡ, đường hoặc các loại gia vị khác. Dầu mỡ là một trong những loại thực phẩm có thể khiến tình trạng đau bao tử trở nên xấu hơn.
Sử dụng khoai lang với rau củ
Bệnh nhân không nên chỉ sử dụng khoai lang không. Thay vào đó, người bệnh nên kết hợp khoai lang với những loại rau củ khác nhau, ví dụ như cà rốt, rau bắp cải,… Điều này giúp cân bằng dinh dưỡng, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cũng như hạn chế tình trạng lên men đường mannitol trong dạ dày.
Thời điểm tiêu thụ khoai lang
Nhiều người bệnh thường chủ quan cho rằng ăn khoai lang vào lúc nào cũng được nhưng thực tế thì không phải như vậy. Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để bệnh nhân đau dạ dày tiêu thụ khoai lang là vào bữa trưa. Tiêu thụ vào khoảng thời gian này có thể giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, ít gây kích thích dạ dày đồng thời đẩy nhanh quá trình hấp thụ canxi có trong khoai lang vào cơ thể.
Ăn khoai lang với số lượng vừa phải
Đối với người bị đau dạ dày, việc để ý đến lượng khoai lang tiêu thụ hàng ngày là rất quan trọng. Bởi vì nếu sử dụng quá nhiều, bệnh nhân có thể sẽ gặp phải một số triệu chứng khó tiêu và đầy chướng, khiến tình trạng đau dạ dày chuyển biến xấu đi. Theo các chuyên gia, khối lượng khoai lang người bệnh tiêu thụ nên dao động trong khoảng 30g.
Không ăn khoai lang với trái hồng
Nhắc đến các loại thực phẩm kiêng kỵ nhau, không thể không kể đến khoai lang và trái hồng. Nguyên nhân là vì đường mannitol có trong khoai lang có thể lên men trong dạ dày và đẩy nhanh quá trình tiết dịch vị. Nếu người bệnh ăn thêm cả hồng, đường lên men lúc này sẽ phản ứng với axit tannic trong quả hồng, kết tinh thành tinh thể cứng. Những tinh thể này có thể gây ra tình trạng chảy máu dạ dày hoặc loét bao tử.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
Bên cạnh vấn đề “Đau dạ dày có nên ăn khoai lang?”, người bệnh cũng cần lưu ý đến việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng thích hợp và lành mạnh. Dưới đây là một số gợi ý mà bài viết tổng hợp được:
- Ăn uống đúng giờ giấc: Người bị đau dạ dày cần đặc biệt chú ý đến thời gian cùng bữa. Tốt nhất là bệnh nhân nên cố định thời gian tiêu thụ thực phẩm, tránh ăn quá sớm hoặc quá muộn, ảnh hưởng đến quá trình co bóp và xử lý thức ăn của dạ dày.
- Ăn đủ bữa: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của chứng đau dạ dày chính là thói quen bỏ bữa, nhất là bữa sáng. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến nghị người bệnh dạ dày nên ăn đủ bữa mỗi ngày, không nên bỏ bữa hoặc ăn qua bữa, điều này rất có hại cho bao tử.
- Tránh xa các loại thực phẩm cay nóng: Các loại thực phẩm cay nóng và chứa nhiều gia vị như ớt, tiêu đen, mù tạt,… không tốt cho người bệnh đau dạ dày. Nguyên nhân là vì hoạt chất capsaicin có thể kích thích vết loét trên thành mạch bao tử, khiến cảm giác đau rát trở nên khó chịu hơn.
- Tăng cường rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt: Những loại thực phẩm này đều có lợi cho người bị đau dạ dày. Chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ dễ tiêu, không gây hại cho dạ dày và tăng cường khả năng tiêu hóa cho đường ruột.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Đau dạ dày có nên ăn khoai lang?”. Những người bị đau bao tử cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tránh các loại thực phẩm dễ gây kích thích đồng thời xây dựng thói quen, lối sống khoa học và lành mạnh.
Xem thêm:
- Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì? 11 loại quả nên ăn và kiêng
- Đau dạ dày ăn yến được không ? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]