Đau dạ dày cấp xảy ra khi những cơn đau xuất hiện với tần suất dày đặc hơn, do ảnh hưởng từ viêm loét dạ dày. Tình trạng này cần phải có phác đồ chữa bệnh sớm, nếu không sẽ để lại nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe. Tìm hiểu sâu hơn về bệnh này qua bài viết sau đây!
Đau dạ dày cấp là bệnh gì?
Đau dạ dày cấp là tình trạng xảy đến với người bệnh khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, dẫn tới viêm loét. Từ đó, hiện tượng này sẽ khiến cho người bệnh thường xuyên đau đớn, khó chịu, các cơn đau xuất hiện ngày một nhiều hơn. Trong trường hợp bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, rất dễ để lại những biến chứng nguy hiểm.
Mọi người cần lưu ý: Đau dạ dày ở giai đoạn cấp tính là một bệnh có tiến triển nhanh chóng, đặc biệt khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích xấu (nhiễm khuẩn, tác nhân gây hại) sẽ khiến bệnh chuyển sang giai đoạn bùng phát. Người bệnh dễ phải đối mặt với những vấn đề sau đây khi bệnh đau dạ dày cấp không được kiểm soát:
- Thường xuyên bị đau bụng, nóng rát ở vùng thượng vị. Các cơn đau chuyển từ âm ỉ sang dữ dội, gây ra nhiều xáo trộn trong đời sống sinh hoạt cũng như công việc, làm giảm sút chất lượng cuộc sống.
- Cơ thể mệt mỏi, hay bị nôn hoặc buồn nôn, sốt cao, điều này dẫn đến sự mất cân bằng điện giải.
- Nếu không có phác đồ điều trị kịp thời và dứt điểm, để bệnh chuyển sang thể mãn tính thì người bệnh có khả năng cao mắc ung thư dạ dày.
>> Xem ngay: Dạ dày nằm ở đâu và vị trí nào của dạ dày thường xuyên bị đau
Đau dạ dày cấp tính xảy ra do những nguyên nhân nào?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh này, bệnh nhân có thể điểm qua một vài lý do chính ngay sau đây:
- Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu y khoa đã chỉ ra đa phần những người bị bệnh dạ dày đều có cha/mẹ, người thân có tiền sử liên quan tới các bệnh tiêu hoá. Ngoài ra, cũng có nghiên cứu đưa ra thông tin: Những ai thuộc nhóm máu O dễ bị mắc bệnh dạ dày hơn những nhóm máu khác.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Dạ dày là cơ quan trực tiếp tiêu thụ và xử lý thức ăn, do vậy nếu bạn không ăn uống khoa học và hợp lý thì nguy cơ mắc bệnh rất cao. Người thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, sử dụng những loại chất kích thích khác… là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh đau dạ dày cấp.
- Yếu tố tâm lý: Tinh thần mệt mỏi, căng thẳng, suy nghĩ nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi để dạ dày sản sinh ra nhiều axit hơn. Đây cũng là nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy, việc bớt suy nghĩ, giữ cho tinh thần thoải mái hơn là điều quan trọng trong quá trình chữa trị căn bệnh này.
- Nhiễm khuẩn HP: Loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường miệng, gây rối và làm tổn thương lớp niêm mạc, khiến cho hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng nặng nề. Có thể nói vi khuẩn HP là một trong những lý do chính gây ra nhiều bệnh lý dạ dày.
- Rối loạn nội tiết tố: Những trường hợp bị suy tuyến yên hoặc bệnh thiểu năng cận giáp rất dễ bị rối loạn nội tiết tố rồi dần dần bị đau dạ dày.
- Tác dụng phụ từ những loại thuốc Tây y: Một số loại thuốc như NSAIDs hay thuốc có chứa corticoid khi sử dụng sẽ làm tổn thương tới dạ dày, gây ra những vết loét. Các bác sĩ thường chỉ kê những loại thuốc này với liều lượng và thời gian sử dụng thích hợp, chứ không thể dùng thường xuyên và lâu dài.
Các triệu chứng của bệnh đau dạ dày cấp
Những triệu chứng sau đây sẽ báo hiệu bạn có thể bị các bệnh liên quan tới dạ dày – tiêu hoá, cần đi khám sớm để có hướng xử lý kịp thời:
- Thường xuyên bị căng tức và đau âm ỉ ở khu vực thượng vị.
- Có cảm giác dạ dày bị nóng ran, hay ợ chua, ợ hơi, đắng miệng.
- Người bệnh bị buồn nôn/nôn. Một vài trường hợp còn bị khó tiêu, đau bụng.
- Với những ai bị viêm loét nặng còn có khả năng nôn ra máu, đi phân đen.
Những phương pháp điều trị đau dạ dày cấp
Bệnh lý liên quan đến dạ dày thuộc top những nhóm bệnh có nhiều người mắc nhất trên thế giới. Vậy nên người bệnh hãy tham khảo những phương pháp điều trị sau đây để lựa chọn cách chữa thích hợp:
Dùng Tây y chữa trị
Đa phần những phác đồ điều trị bằng Tây y thường có tác dụng nhanh chóng, triệt để và không mất nhiều thời gian thực hiện. Nhưng bạn cũng nên lưu ý, dùng thuốc Tây y cũng rất dễ gặp phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn, có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Những loại thuốc phổ biến chữa đau dạ dày cấp phải kể đến như: Thuốc kháng viêm, kháng sinh, thuốc chữ P, thuốc chữ Y, thuốc khống chế axit trong dạ dày, thuốc làm lành những tổn thương cho lớp niêm mạc.
Chúng tôi đưa ra các loại thuốc này để bạn tham khảo, chi tiết về tình trạng bệnh thực tế cũng như liều kê đơn thì người bệnh cần đi khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý mua thuốc về dùng.
Sử dụng bài thuốc Đông y chữa bệnh
Từ xưa đến nay, nhiều người vẫn lựa chọn phương pháp Đông y để chữa bệnh dạ dày vì tính an toàn và độ hiệu quả cao. Căn bản vì các bài thuốc này đều được bào chế từ những dược liệu thiên nhiên lành tính. Người bệnh sẽ an tâm sự dụng mà không lo tổn hại tới sức khoẻ. Chúng tôi sẽ giới thiệu tới người đọc bài thuốc Đông y tiêu biểu nhất:
- Những vị thuốc cần chuẩn bị: 12g mẫu đơn trắng, 12g vỏ quýt xanh, 12g đơn bì, 12g trần bì, 12g ngọc trúc, 12g sa sâm, 12g lan thiên, 12g diên hồ sách, 12g thạch hộc, 10g chi tử và 10g xuyên luyện tử.
- Phương pháp thực hiện: Người bệnh đem tất cả các vị dược liệu trên bỏ vào ấm và đun với 3l nước. Người bệnh tiến hành đun liu riu tới khi nước thuộc cạn còn khoảng ⅓ thì chắt và để uống trong ngày.
Bên cạnh những phương pháp dùng thuốc Đông y/Tây y, người bệnh có thể kết hợp thêm một vài mẹo dân gian khác như dùng mật ong nghệ, pha mật ong với nước ấm hay chườm ấm. Người bệnh hãy tham khảo tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa về sự kết hợp này trước khi thực hiện.
Bệnh đau dạ dày cấp sẽ rất nguy hiểm nếu không được điều trị sớm và đúng phương pháp. Do vậy người bệnh có dấu hiệu cần đi khám sớm chứ không nên chủ quan để tình trạng nặng thêm sẽ rất khó giải quyết. Hy vọng những kiến thức trong bài viết sẽ giúp ích nhiều cho những bạn đọc quan tâm tới vấn đề này!
>> Tin liên quan: Dấu hiệu đau dạ dày ở trẻ em giúp cha mẹ nhận biết sớm