Đau dạ dày buồn nôn khá phổ biến hiện nay, bởi cuộc sống hiện đại khiến cho nhiều người bận rộn hơn, từ đó mà thói quen ăn uống cũng thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Ngoài việc khiến người bệnh gặp phải những cơn đau hết sức khó chịu, hiện tượng này cũng là tiền đề cho các bệnh lý khác như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục bệnh trong bài viết dưới đây!
Bệnh đau dạ dày buồn nôn là như thế nào?
Đau dạ dày buồn nôn là một bệnh lý tiêu hóa đang ngày càng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, có những người bệnh vẫn chưa ý thức được tình trạng này có nguy hiểm không, có để lại biến chứng gì không? Đa phần mọi người đều sẽ bị những cơn đau bụng làm phiền, kèm theo đó là cảm giác buồn nôn khó chịu. Ngoài ra, chúng ta cũng nên biết thêm một vài dấu hiệu kèm theo khác như: Tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Đau dạ dày buồn nôn rất dễ là triệu chứng báo hiệu bạn đã gặp phải một số bệnh về tiêu hoá:
- Viêm loét dạ dày: Cùng với hiện tượng đau dạ dày buồn nôn, nhiều loại vi khuẩn xâm nhập và gây tổn thương cho lớp niêm mạc làm bào mòn dạ dày, xuất hiện tình trạng viêm loét dạ dày, tá tràng, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ và cuộc sống.
- Trào ngược dạ dày: Khi có tình trạng trào ngược các chất từ dạ dày lên thực quản, người bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, ợ chua, ho khan.
- Hội chứng bệnh Zollinger – Ellison: Đây là căn bệnh tiêu hoá khá hiếm gặp với dấu hiệu chính là hiện tượng đau bụng buồn nôn. Nguyên nhân bệnh được xác định là do những u bài gastrin gây ra, làm cho các tế bào dạ dày tiết càng nhiều axit, nên dạ dày càng khó chịu và buồn nôn hơn.
- Ung thư dạ dày: Đây là bệnh lý tiêu hoá nguy hiểm nhất khi những tế bào đã bị rối loạn mà không thể kiểm soát, từ đó chúng hình thành những tế bào ung thư với nhiều dấu hiệu đặc trưng như nôn ra máu, đi đại tiện phân đen, buồn nôn, đau bụng,…
- Phụ nữ có thai: Hiện tượng này cũng xuất hiện ở nhiều chị em đang mang thai, cơ thể thường có những thay đổi đáng kể, việc tăng hormone cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới buồn nôn. Hơn nữa, khi thai nhi ngày một lớn hơn sẽ chèn ép tới các cơ quan tiêu hoá, càng làm cho dạ dày đau nhiều và buồn nôn hơn.
Đau dạ dày buồn nôn nguyên nhân do đâu?
Bên cạnh những nguyên nhân do bệnh lý, những thói quen sinh hoạt hàng ngày hay một số lí do khác cũng rất dễ dẫn đến bệnh đau dạ dày buồn nôn, ví dụ như:
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học, hợp lý: Dạ dày là cơ quan trực tiếp tiêu hoá lượng thức ăn khi chúng đi vào cơ thể. Nếu việc ăn uống, dinh dưỡng của bạn không lành mạnh, khoa học sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều tới dạ dày. Dùng nhiều bia rượu, thuốc lá, bỏ bữa, ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, … tất cả đều khiến dạ dày của bạn yếu đi, thường xuyên đau bụng hay buồn nôn.
- Tinh thần lo lắng, căng thẳng: Những mệt mỏi, căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống làm cho tinh thần người bệnh đi xuống theo, đồng thời mang lại những tác động xấu cho dạ dày, hệ tiêu hoá cũng bị rối loạn.
- Những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc: Thuốc Tây có tác dụng hiệu quả và nhanh chóng, nhưng cũng dễ để lại những tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, sốt, nóng trong người,…
Cách điều trị bệnh đau dạ dày buồn nôn
Người bệnh có thể điều trị theo các phương pháp khác nhau như: Tây y, Đông y hay chữa bằng mẹo dân gian tại nhà. Dựa vào tình hình thực tế của bệnh mà ta sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp.
Chữa bệnh theo phương pháp Tây y
Thông thường, với hiện trạng bệnh này, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Tây y để người bệnh điều trị:
- Nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày: Những loại thuốc này có tác dụng chính là điều chỉnh lượng axit thích hợp trong dạ dày, giảm những dấu hiệu ợ chua, ợ hơi, buồn nôn,… Một vài cái tên nổi bật được kể đến như thuốc Omeprazole, Nizatidine, Esopremazole,…
- Thuốc gây ức chế histamin H2: Thuốc được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày,… có tên gọi Cimetidin. Ngoài ra, người cũng cũng có thể tham khảo thuốc Famotidin – Tác dụng tương tự thuốc Cimetidin nhưng mang lại hiệu quả cao hơn.
- Thuốc gây ức chế Proton: Khi dùng thuốc này, người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau bụng, ợ hơi, ợ chua, ho hoặc ngăn ngừa tình trạng viêm loét dạ dày. Những cái tên thuốc thường được kể đến: Esomeprazol, Pantoprazol, Omeprazol,…
- Thuốc ức chế HP: Chúng ta không lạ gì với những loại vi khuẩn HP đang làm ảnh hưởng nhiều tới bệnh tiêu hoá. Trong trường hợp người bệnh bị HP dương tính, các bác sĩ sẽ kê những loại thuốc gây ức chế khuẩn này: Levofloxacin, Amoxicillin, Metronidazol, Clarithromycin,…
Lưu ý: Các loại thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để điều trị đúng tình trạng bệnh, người bệnh cần đến thăm khám trực tiếp tại các cơ sở chuyên khoa và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chữa đau bao tử buồn nôn bằng Đông y
Tại Việt Nam, nhiều người bệnh vẫn ưa dùng phương pháp Đông y để chữa trị vì những dược liệu lành tính, an toàn, ít để lại tác dụng phụ. Một số bài thuốc Đông y tiêu biểu để chữa bệnh đau dạ dày buồn nôn như:
- Bài thuốc số 1 gồm các vị dược liệu: Cam thảo, đinh hương, ngô thù du, gừng khô, sa nhân, nhân sâm, hoàng quyết, sơn khương và quan quế.
- Bài thuốc số 2 chứa nhiều thảo dược quý: Sài hồ, bạch thược, chích thảo, hương phụ, tang ký sinh và đường quất.
Đa phần các bài thuốc này đều được chế biến bằng cách sắc chung với nước để uống. Người bệnh hãy đến những cơ sở Đông y uy tín để được khám và điều trị đúng cách.
Sử dụng các biện pháp dân gian tại nhà chữa trị
Bên cạnh việc dùng thuốc, ta có thể kết hợp thêm một vài phương pháp dân gian chữa đau dạ dày buồn nôn thực hiện tại nhà có tác dụng chính là giảm các dấu hiệu của bệnh:
- Uống nước muối ấm: Người bệnh thực hiện bằng cách pha nước ấm với muối, sau đó uống trực tiếp. Nhiều chuyên gia y khoa đã giải thích: Muối có chứa Natri Carbonat – Một hoạt chất hiệu quả trong việc giảm Axit Clohydric. Từ đó, người bệnh sẽ đỡ buồn nôn, trào ngược hay ợ chua hơn.
- Nghệ kết hợp với mật ong: Đây là một bài thuốc dân gian nổi tiếng và được nhiều người bệnh áp dụng thành công. Từ xưa đến nay, mật ong vẫn được coi là loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất tốt, còn nghệ hỗ trợ chống oxy hóa hiệu quả và ngăn ngừa bệnh ung thư. Khi bị đau bao tử, người bệnh hãy hoà nghệ, mật ong và nước ấm rồi uống đều đặn thì cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Lưu ý: Nếu bệnh nhân muốn dùng Đông y, Tây y kết hợp điều trị với các phương pháp tại nhà thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chủ trị.
Bài viết này đã tổng hợp nhiều kiến thức về tình trạng đau dạ dày buồn nôn. Hy vọng chúng tôi đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc quan tâm. Chúc mọi người luôn vui khoẻ và hạnh phúc mỗi ngày!
>> Xem thêm:
- Đau dạ dày cấp có nguy hiểm không? Cách thức điều trị phù hợp
-
Dạ dày nằm ở đâu và vị trí nào của cơ quan này thường xuyên bị đau