Dạ dày nằm ở đâu và những vị trí nào của cơ quan này hay bị đau là mối quan tâm của rất nhiều người. Những vấn đề này sẽ được làm rõ trong bài viết sau đây để người bệnh kịp thời lựa chọn những phương pháp điều trị thích hợp!
Dạ dày nằm ở đâu trong cơ thể người?
Dạ dày (còn được gọi là bao tử) mang hình dáng giống 1 chiếc túi với chức năng chính là chứa thức ăn, đồng thời hoạt động co bóp để tiêu hoá thức ăn, chuyển hoá thành dinh dưỡng nuôi cơ thể.
Trong hệ tiêu hoá, cơ quan duy nhất có thể phì ra để chứa thức ăn chính là dạ dày. Sức chứa của người trưởng thành khoảng từ 2 – 4l thức ăn và chất lỏng, còn với trẻ em thì dung tích chỉ tầm 30ml.
Cấu trúc cơ bản của dạ dày bao gồm bờ cong nhỏ, bờ cong lớn và cuống dạ dày. Chúng được hoạt động với những chức năng chính sau đây:
- Nhai thức ăn từ miệng rồi khi nuốt được truyền tới thực quản.
- Thức ăn tiếp tục được di chuyển từ thực quản xuống tới cuống dạ dày rồi đi vào bên trong dạ dày.
- Khi đó, dạ dày sẽ thực hiện co bóp cùng với lượng axit tiết ra từ dịch vị có tác dụng tiêu hoá thức ăn.
- Sau quá trình co bóp, lượng thức ăn di chuyển qua tá tràng, tới ruột non, ruột già.
Chúng ta cần hiểu rõ về các chức năng tiểu hoá cũng như cơ quan dạ dày để xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, nhằm tăng cường sức khỏe cho bản thân.
Vậy thực sự dạ dày nằm ở đâu? Có 2 lý giải cho điều này:
- Cấu trúc cơ thể chỉ ra dạ dày nằm ở phía trái khoang bụng, ở dưới lớp gan, liền kề với lá lách.
- Với cấu trúc hệ tiêu hoá, dạ dày là cơ quan nằm tại vị trí giữa kết nối thực quản – tá tràng.
Nhiều chuyên gia tiêu hoá giải thích vị trí nằm chính xác của dạ dày rất khó xác định vì cơ quan này có thể di chuyển từ điểm cuối thực quản cho tới tá tràng, điều này gây ra những nhầm lẫn tình trạng đau dạ dày giống một vài căn bệnh khác.
Trong trường hợp bạn có vấn đề với dạ dày thì nên đi khám, xác định nguyên nhân cũng như vị trí đau để có hướng điều trị đúng đắn và kịp thời.
Những vị trí dạ dày thường xuyên bị đau
Ta có thể dùng vị trí rốn để phân chia ổ bụng thành 2 phần: Phía trên rốn là thượng vị, phía dưới rốn là hạ vị. Các chuyên gia đã chỉ ra một số vị trí xuất hiện những cơn đau dạ dày:
Đau ở vùng thượng vị dạ dày
Đây là vị trí đau phổ biến của rất nhiều người, cơn đau thường xuất phát từ bệnh trào ngược dạ dày, những triệu chứng nhận biết sau đây:
- Thường xuyên đau âm ỉ từ phía trên rốn rồi lan ra tận mạn xương sườn.
- Đôi khi có những cơn đau quặn thắt.
- Nhiều người bệnh còn bị đau bụng lâm râm sau khi ăn xong.
Tuy nhiên, đây chỉ là những dấu hiệu bệnh được chúng tôi tổng hợp, chi tiết hơn về tình trạng bệnh lý cụ thể của mỗi người thì bệnh nhân cần đi thăm khám chuyên khoa mới nắm rõ được.
Đau bên trái và bên phải vùng thượng vị
Những dấu hiệu thể hiện bạn đang bị đau những vùng này là:
- Phía trái và phía phải thượng vị bị đau âm ỉ.
- Đau cồn cào giống khi đói.
- Người bệnh bị nóng, rát bụng.
- Giảm đau sau khi ăn no, nhưng một số bệnh nhân lại bị đầy hơi, chướng bụng.
- Trong trường hợp bệnh diễn biến xấu hơn sẽ cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa.
Đau giữa ổ bụng
Đây là vị trí khá hiếm gặp những cơn đau, thường không xuất hiện các dấu hiệu rõ rệt, nguyên nhân là vì ngoài dạ dày, nơi đây còn có những cơ quan nội tạng khác. Do vậy, nhiều người bệnh bị đau dạ dày nhưng lại tưởng bị sang các bệnh lý khác về mật, tuỵ,…
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể xác định tình trạng đau này dựa trên một vài dấu hiệu dưới đây:
- Bị ợ nóng, ợ chua khi đang đói hoặc sau khi ăn xong.
- Người bệnh bị đầy bụng, khó tiêu khi mới ăn xong vì chức năng co bóp dạ dày hạn chế hơn.
- Hay cảm thấy buồn nôn hoặc bị nôn mửa thường xuyên.
Những phương pháp chữa đau dạ dày hiệu quả
Xác định được vị trí đau của dạ dày sẽ giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng hơn. Chúng ta cùng tham khảo các phương pháp điều trị chính sau đây:
Dùng thuốc Tây y điều trị
Tây y luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều bệnh nhân khi điều trị những bệnh lý về dạ dày, một số loại thuốc phổ biến phải kể đến như: Thuốc của Pháp Gastropulgite, thuốc của Anh Gaviscon, thuốc chữ P, thuốc chữ Y, thuốc giảm dịch axit, thuốc kháng sinh, thuốc hỗ trợ làm lành niêm mạc….
Dùng Tây y chữa bệnh có tác dụng nhanh chóng nhưng cũng rất dễ để lại những tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh cần chú ý những điểm sau:
- Tuân thủ theo đúng đơn của bác sĩ từ liều lượng, thời gian và quy cách sử dụng thuốc.
- Không nên sử dụng quá liều lượng kẻo sẽ gây hại cho sức khỏe.
- Không tự ý mua những loại thuốc mà không được bác sĩ kê đơn.
Sử dụng bài thuốc Đông y chữa bệnh
Những bài thuốc Đông y thường được bào chế từ những loại dược liệu thiên nhiên lành tính, nên có tác dụng hiệu quả và an toàn hơn. Khi đã biết chính xác vị trí dạ dày bị đau ở đâu, các lương y sẽ kê cho người bệnh thang thuốc phù hợp. Sau đây là 1 bài thuốc Đông y tiêu biểu được nhiều người áp dụng:
- Dược liệu cần chuẩn bị: 12g thược dược trắng, 8g sài hồ, 8g củ gấu, 8g chi xác, 8g xuyên khung, 4g cam thảo khô.
- Phương pháp thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm sắc, đun cùng 5l nước. Người bệnh đun liu riu nhỏ lửa cho tới khi còn khoảng ⅓ nồi nước là được. Sau đó, người bệnh chắt nước và uống trong ngày, liều lượng thích hợp là 1 thang mỗi ngày.
Chữa đau dạ dày bằng mẹo dân gian
Ngoài việc sử dụng thuốc chữa bệnh, chúng ta có thể áp dụng thêm một vài mẹo dân gian sẽ giúp tích cực đẩy lùi những cơn đau:
- Sử dụng trà gừng: Cách làm trà gừng rất đơn giản, ta chỉ cần kiếm một củ gừng tươi đem rửa sạch, có thể thái thành lát hoặc đập dập rồi ngâm cùng một cốc nước ấm, đợi tinh chất gừng tiết ra hoà cùng với nước là uống được. Ngoài ra, hỗn hợp này có thể kết hợp với một chút mật ong cũng sẽ mang đến hiệu quả tích cực hơn.
- Chườm nóng: Ta dùng một túi chườm nóng chuyên dụng đặt lên bụng, đồng thời xoa đều. Hãy chườm cho tới khi túi nguội hẳn hoặc cảm thấy đỡ đau nhiều.
Bài viết trên đây đã tổng hợp nhiều kiến thức về chủ đề dạ dày nằm ở đâu, những vị trí nào hay bị đau và cách phương pháp điều trị. Đây là một tình trạng bệnh phổ biến nên mọi người không nên chủ quan. Chúc các bạn sớm có 1 hệ tiêu hoá khoẻ mạnh và 1 cuộc sống vui vẻ!