Bấm huyệt trị đau dạ dày là phương pháp cổ truyền giúp giảm mạnh những triệu chứng như tức bụng, đầy hơi hay các cơn đau do viêm loét gây ra. Vậy bấm huyệt như thế nào cho hiệu quả? Trong bài viết này, mời bạn đọc cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về kỹ thuật hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày nhé.
Tác dụng của bấm huyệt trị đau dạ dày
Bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh theo y học cổ truyền được dân gian lưu giữ từ nhiều đời nay. Bấm huyệt được áp dụng trong quá trình điều trị rất nhiều bệnh, trong đó phải kể đến bệnh đau dạ dày.
Theo các tài liệu y học, tình trạng đau dạ dày xuất phát từ thói quen ăn uống thiếu khoa học. Hơn nữa, những thực phẩm được lựa chọn trong thực đơn được chế biến sẵn hoặc quá nhiều cay là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến bệnh đau dạ dày.
Do đó, bấm huyết giải quyết vẫn đề này bằng cách dùng đầu ngón tay tác động vào một số huyệt đạo liên quan đến hệ tiêu hóa trên cơ thể. Tác dụng của quá trình là lưu thông máu, giả trừ độc tố, phong thấp trong cơ thể. Theo đó, người bệnh có thể cảm thấy các cơn đau bắt đầu thuyên giảm, hệ tiêu hóa cũng được cải thiện.
Cách bấm huyệt trị đau dạ dày
Bấm huyệt trị đau dạ dày rất hữu ích cho các trường hợp đau với tần suất đều đặn. Kỹ thuật này đem lại hiệu quả nhanh chóng cho người bệnh. Tuy nhiên, bấm huyệt yêu cầu bác sĩ thực hiện có chuyên môn sâu. Bởi để xác định vị trí huyệt đạo không phải là việc đơn giản.
Trước khi bấm huyệt trị đau dạ dày, chuyên gia sẽ tiến hành xoa bóp vùng bụng. Bước này rất có lợi cho quá trình bấm huyệt sau đó. Bởi nó giúp kích thích hệ tuần hoàn máu và làm nóng mô mềm. Dưới đây là một số động tác xoa bóp được áp dụng phổ biến.
- Ấn vào cơ bụng: Động tác này cần dùng ngón giữa và ngón áp út ấn từ vùng bụng ngoài cho tới bụng trong.
- Bóp, nắn cơ bụng: Động tác này cần thực hiện một cách nhẹ nhàng bằng cách dùng hai tay bóp lấy cơ bụng, sau đó kéo lên hạ xuống liện tục.
- Xoa vùng bụng: Ở động tác này, người bệnh cần thả lỏng cơ thể. Chuyên gia sẽ tiến hành xoa phần bụng xung quanh rốn theo chiều kim đồng hồ.
Sau khi cơ thể đã nóng và quen với các tác động lên vùng bụng, bác sĩ sẽ xác định các huyệt đạo liên quan để chữa trị bệnh đau dạ dày. Để tìm hiểu các huyệt này, mời bạn đọc theo dõi phần tiếp theo.
- Huyệt Cự Khuyết: Huyệt này nằm ngay vị trí lõm giữa buồng tim, hướng thẳng từ rốn đi lên. Bấm huyệt này bằng cách dùng đầu ngón tay cái ấn, day với lực vừa phải khoảng 1-2 lần. Tác dụng của hành động này là hỗ trợ giảm tiết dịch vị, các triệu chứng nóng ran, buồn nôn, ợ chua. Đặc biệt, bấm huyệt Cự Khuyết rất hiệu quả đối với các cơn co thắt dạ dày.
- Huyệt Thiên Xu: Huyệt Thiên xu nằm ngang và khá gần rốn, khoảng 2 thốn (xấp xỉ 7cm). Người thực hiện kỹ thuật này dùng ngón giữa và ngón trỏ ấn mạnh vào huyệt Thiên Xu trong 1 đến 3 phút. Sau đó, người bệnh có thể cảm nhận cơn đau dần dần tan biến. Bên cạnh đó, các tình trạng tiêu chảy, táo bón cũng được giải quyết.
- Huyệt Thái Xung: Huyệt này nằm tại mu bàn chân, tính từ kẽ ngón chân cái khoảng 1,5 thốn (xấp xỉ 5cm). Cách bấm huyệt này bằng cách sử dụng ngón tay cái ấn, day trong 2 phút cho tới khi cảm thấy tức, căng tại vị trí đó. Theo các chuyên gia, người bệnh cần được tác động lên huyệt Thái Xung 2 lần mỗi ngày để có hiệu quả cao nhất.
- Huyệt Thượng Quản: Huyệt Thượng Quản nằm trên rốn khoảng 15cm và dưới huyệt Cự Khuyết 3cm. Chuyên gia dùng đầu ngón tay cái tác động lên huyệt này bằng cách day ấn liên tục trong 1-2 phút. Liệu trình bấm huyệt này cần diễn ra ít nhất trong 10 ngày. Tác dụng của kỹ thuật này là giảm mạnh các triệu chứng tức bụng, đầy bụng, buồn nôn do bệnh đau dạ dày.
- Huyệt Trung quản: Huyệt Trung Quản nằm chính giữa bụng và trên rốn khoảng hơn 12cm. Bấm huyết này bằng cách dùng đầu ngón tay cái ấn mạnh trong 30 giây rồi thả ra. Việc này có tác dụng gây tê trong dạ dày, từ đó mà người bệnh thấy các cơn đau dịu đi.
- Huyệt Nội quan: Huyệt này nằm cách cổ tay khoảng gần 2 thốn (gần 7cm). Tác động lên huyệt này bằng cách sử dụng ngón tay cái bấm mạnh vào vị trí đó và giữ trong khoảng 2 phút để thành dạ dày căng tức. Công dụng của kỹ thuật này là tăng cường máu lưu thông, co bóp dạ dày và giảm đau mạnh.
Lưu ý gì khi bấm huyệt trị đau dạ dày?
Áp dụng cách bấm huyệt để chữa đau dạ dày được nhiều chuyên gia đánh giá rất cao. Việc tác động lên các huyệt đạo này cần được thực hiện chính xác để tránh gây những ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau đây là một số điều mà người bệnh cần lưu tâm.
- Những người mới thực hiện các phẫu thuật tại vùng bụng hoặc phụ nữ mang thai, đang cho con bú không được áp dụng kỹ thuật bấm huyệt.
- Không bấm huyệt tại vị trí cơ thể bị nhiễm trùng hoặc vết thương hở.
- Không thực hiện bấm huyệt khi vừa ăn no hoặc khi đói.
- Thời điểm thực hiện kỹ thuật này tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc sáng sớm.
- Khi bấm huyệt, lực tác động cần được điều chỉnh vừa phải. Chẳng hạn, nếu bấm huyệt Cự Khuyết, lực quá mạnh sẽ làm tổn thương tới gan.
- Người bệnh không nên tự ý thực hiện các động tác bấm huyệt khi chưa có kiến thức chuyên sâu.
- Kỹ thuật bấm huyệt chỉ có công dụng giảm đau dạ dày tạm thời, không thể thay thế thuốc chữa bệnh và các can thiệp khác. Do đó, nếu phương pháp bấm huyệt không có hiệu quả với bạn, hãy đến bệnh viện kiểm tra và được tư vấn.
Trên đây là các thông tin về phương pháp bấm huyệt trị đau dạ dày. Để thận trọng, người bệnh hãy tham khảo bác sĩ trước khi áp dụng. Tác giả hy vọng bài viết trên thực sự hữu ích cho sức khỏe của bạn. Chúc các bạn mau chóng khỏi bệnh!