Viêm quanh khớp vai là tổn thương phổ biến nhất ở vùng khớp vai và có thể gây ra biến chứng bại liệt nếu không được can thiệp điều trị kịp thời. Bởi lẽ, khớp vai đóng vai trò rất quan trọng trong các cử động, sinh hoạt thường ngày của một cơ thể người nên rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm nếu phải thường xuyên phải cử động mạnh hoặc không được chăm sóc đúng cách. Cùng tìm hiểu viêm quanh khớp vai là gì? Cách điều trị như thế nào?
Viêm quanh khớp vai là gì?
Viêm quanh khớp vai là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tất cả các trường hợp bị đau nhức và hạn chế tầm vận động ở khớp vai. Bệnh xảy ra khi các mô mềm xung quanh như cơ, gân, bao khớp và dây chằng bị tổn thương.
Theo một nghiên cứu của y học hiện đại năm 1981 cho biết, viêm quanh khớp vai có thể xảy ra ở 4 thể lâm sàng gồm:
- Viêm khớp vai đơn thuần, thường xảy ra khi mắc các bệnh lý về gân
- Viêm quanh khớp vai do hiện tượng lắng đọng tinh thể
- Dạng viêm quanh khớp vai giả liệt xảy ra do tình trạng đứt gân quanh cơ vai
- Tổn thương khớp vai dạng đông cứng do tình trạng co thắt bao khớp viêm dính bao hoạt dịch gây ra.
Trong 4 thể nêu trên thì viêm quanh khớp vai thể đông cứng là dạng phổ biến nhất. Bệnh xảy ra khiến người bệnh bị đau nhức vùng vai, khả năng vận động bị hạn chế rõ rệt. Đến một mức độ nào đó có thể dẫn đến nguy cơ bại liệt.
Triệu chứng của viêm quanh khớp vai
Các triệu chứng của bệnh viêm quanh khớp vai thường được chia thành 3 giai đoạn. Cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Giai đoạn đóng băng
Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh, bạn sẽ gặp phải tình trạng đau nhức dữ dội xung quanh khớp vai và giảm khả năng vận động khớp vai. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể mất hẳn khả năng cử động vai.
Giai đoạn 2: Giai đoạn viêm quanh khớp vai bị đông cứng
Ở giai đoạn này, các triệu chứng cấp tính của bệnh bắt đầu có xu hướng dễ chịu hơn. Tuy nhiên, cảm giác giác căng cứng cơ vai vẫn còn. Đồng thời, các khối cơ vùng vai bắt đầu bị teo do ít được vận động. Trong khoảng 4 – 6 tháng ở giai đoạn này, người bệnh sẽ gặp khá nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt thường ngày.
Giai đoạn 3: Được gọi là giai đoạn tan băng
Ở giai đoạn này, tình trạng đau và cứng khớp vai dần được cải thiện, khớp vai có thể cử động linh hoạt hơn nên được gọi là giai đoạn “tan băng”. Sau khoảng 6 tháng đến khoảng 2 năm sau đó, khả năng chuyển động của khớp vai có những chuyển biến tích cực thấy rõ.
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng
Viêm khớp quanh vai thể đông cứng là dạng đông cứng xảy ra ở khớp vai do có sự xuất hiện của các mô sẹo xung quanh khớp. Lúc này bao khớp ở vai sẽ trở nên dày, căng và cứng hơn bình thường. Người bệnh cảm thấy rất đau đớn khi cử động vai, thậm chí là không cử động được.
Các triệu chứng viêm quanh khớp vai thể đông cứng bao gồm:
Đau khớp bả vai
Các triệu chứng bệnh diễn ra theo dạng cấp tính. Cơn đau có xu hướng dữ dội, đột ngột và rất khó chịu. Ngay cả khi nghỉ ngơi triệu chứng bệnh cũng không được cải thiện hoặc cải thiện không đáng kể.
Cơn đau có thể xảy ra ở mọi thời điểm. Tính chất cơn đau làm ảnh hưởng đến cả giấc ngủ của người bệnh, khiến họ có thể bị tỉnh giấc giữa đêm. Tình trạng bệnh thường tăng nặng hơn trong nhiều tháng sau đó. Tuy nhiên triệu chứng bệnh vẫn ít nghiêm trọng hơn thể viêm quanh khớp vai thông thường.
Ở giai đoạn này, người bệnh không thể cử động khớp vai để thực hiện các sinh hoạt thường ngày như: Đưa tay lên lấy đồ trên cao, chải tóc, gãi lưng, cởi áo,…Thông thường, triệu chứng bệnh ở giai đoạn này sẽ kéo dài trong khoảng vài tuần đến gần một năm.
Triệu chứng bệnh giai đoạn đông cứng
Một số triệu chứng bệnh và cường độ cơn đau sẽ được cải thiện ở giai đoạn này. Tuy nhiên, tình trạng căng cứng khớp vẫn xảy ra. Tương tự như thể viêm khớp quanh vai thông thường, giai đoạn đông cứng của thể này cũng kéo dài từ 4 đến 6 tháng. Đôi khi người bệnh không thể tự mình thực hiện các công việc sinh hoạt thường ngày mà phải cần đến sự trợ giúp của người thân.
Triệu chứng giai đoạn tan băng
Bước sang giai đoạn này, khả năng cử động khớp vai sẽ được cải thiện đáng kể. Nhưng vẫn không thể sinh hoạt làm việc như bình thường. Một số trường hợp sẽ cần đến vài năm mới có thể phục hồi hoàn toàn chức năng của khớp vai.
Phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai
Hiện nay các phương pháp phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai đang được áp dụng gồm:
Vật lý trị liệu
Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ tư vấn, hướng dẫn người bệnh sử dụng các liệu pháp nhiệt nóng tại chỗ, điện phân dẫn thuốc hoặc áp dụng các kỹ thuật điện xung để giảm đau.
Dưới tác dụng của nhiệt liệu, tình trạng căng cứng khớp sẽ dần được cải thiện. Triệu chứng đau nhức cũng bắt đầu được cải thiện. Tuy nhiên, người bệnh phải kiên trì điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ mới đạt được kết quả tốt nhất.
Vận động trị liệu
Bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh tăng cường khả năng vận động khớp vai bằng các bài tập kéo giãn cơ, kích thích sự di động của khớp hoặc các bài tập thể dục với dây, gậy, thang thường,… hoặc các bài tập tác động trực tiếp vào khớp vai để đẩy lùi triệu chứng đau nhức, cải thiện tầm vận động của khớp vai.
Phương pháp hoạt động trị liệu
Đay là phương pháp phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai bằng các hoạt động thường ngày như: Nâng tay lên gãi lưng, chải đầu, mặc quần áo, tắm giặt, chơi cầu lông,… Thường xuyên cử động khớp vai giúp tăng cường sự linh hoạt của khớp và giúp cơ thể trở nên dẻo dai, săn chắc hơn.
Thuốc giảm đau
Trong trường hợp cần thiết, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm nhóm steroid dạng uống hoặc dạng tiêm,… cùng một số loại thuốc đặc hiệu khác.
Phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai giúp giảm đau nhanh, khớp vai cử động hiệu quả và linh hoạt hơn. Tuy nhiên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc để tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm cho gan thận,… hoặc gây ra tình trạng xuất huyết dạ dày, chóng mặt buồn nôn,… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Phẫu thuật
Phương pháp này được thực hiện khi tình trạng viêm quanh khớp vai đã trở nên trầm trọng. Phẫu thuật loại bỏ viêm nhiễm giúp ngăn chặn diễn tiến xấu của bệnh, bảo toàn chức năng vận động của cơ thể. Mặc dù vậy trong một số trường hợp, ca phẫu thuật có thể không đạt được thành công như mong đợi. Bên cạnh đó, chi phí phẫu thuật cũng là một con số không hề nhỏ.
>> Tìm hiểu:
- Viêm đa khớp có nguy hiểm không? Kiêng ăn gì?
- Viêm khớp ngón tay nhận biết dễ dàng qua 4 triệu chứng điển hình
Bài viết trên đây đã thông tin đến mọi người một số kiến thức cơ bản về bệnh viêm quanh khớp vai và cách phục hồi chức năng khớp vai đang được áp dụng phổ biến. Hy vọng đã giúp mọi người biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui trong cuộc sống!